Áp dụng hợp đồng chuỗi cung ứng trong việc nâng cao hợp tác trong chuỗi ngành hàng công nghệ cao

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Xuân Hòa Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công thương 2019

Mô tả vật lý: 290-297

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392711

 Nghiên cứu này đã đánh giá hợp đồng chuỗi cung ứng cho nhóm ngành hàng có chu kỳ vòng đời sản phẩm ngắn, có sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu sản phẩm như ngành hàng công nghệ cao. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp FDI lớn đầu tư vào Việt Nam, kéo theo đó là chuỗi cung ứng lớn mang tính chất toàn cầu, và nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng đó. Tuy nhiên, phát triển bền vững là thách thức không nhỏ cho các thành viên trong chuỗi. Do đó, việc nâng cao hiệu quả chuỗi, giúp cả bên phía sản xuất và bên nhà cung cấp cùng đạt win-win, cùng có lợi và trung thành với chuỗi thì cần thiết phải có cơ chế phối hợp trong chuỗi. Hợp đồng chuỗi cung ứng là một trong những xu hướng nghiên cứu phổ biến trong những năm gần đây giúp chia sẻ rủi ro và cân bằng lợi ích trong chuỗi. Bài báo này tập trung vào hợp đồng chia sẻ chi phí giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp chiến lược nhằm chia sẻ rủi ro và cân bằng lợi ích giữa các bên. Thông qua cơ chế phối hợp của hợp đồng, cả bên nhà sản xuất (bên mua) và nhà cung cấp (bên bán) đều có lợi hơn khi tham gia vào hợp đồng chuỗi. Thông qua cơ chế phối hợp này, giúp bên nhà sản xuất khi cung cấp thông tin dự báo về nhu cầu cần có trách nhiệm về độ tin cậy của dự báo
  giúp cả bên nhà cung cấp, và nhà sản xuất giảm hiện tượng bulwip trong chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả toàn chuỗi., Tóm tắt tiếng anh, This study evaluated supply chain contracts for commodity groups with short product life cycles, with rapid changes in product demand such as high-tech products. In recent years, large FDI enterprises have invested in Vietnam, resulting in a large global supply chain, and many Vietnamese enterprises have joined the supply chain. However, sustainable development is no small challenge for members of the chain. Therefore, improving the chain efficiency, helping both producers and suppliers win-win, win-win and loyal to the chain requires a coordination mechanism within the chain. Supply chain contracts have been one of the popular research trends in recent years to help share risks and balance benefits in the chain. This paper focuses on cost-sharing contracts between manufacturers and strategic suppliers in order to share risks and balance benefits between the parties. Through the coordination mechanism of the contract, both the manufacturer (the buyer) and the supplier (the seller) are more beneficial to participating in the chain contract. Through this coordination mechanism, it helps manufacturers to provide forecasting information on the need to be responsible for the reliability of the forecast
  Help both suppliers and manufacturers reduce bulwip phenomenon in the supply chain and improve efficiency throughout the chain.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH