Xây dựng hệ thông tin địa lý quản lý xe buýt phải là hệ thống thông tin khoa học, dễ dàng hỏi đáp, tra cứu và tìm kiếm thông tin, được thiết kế thống nhất và hệ thống dữ liệu lớn bao gồm tất cả các số liệu, các dữ liệu thuộc về xe buýt như: Tên tuyến, số hiệu tuyến, lộ trình tuyến, giá vé, thời gian hoạt động, tần suất hoạt động, chiều dài tuyến, tổng số điểm dừng,... Do đó việc thiết kế và xây dựng hệ thông tin địa lý quản lý xe buýt phải phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông đô thị hiện nay. Giao thông công cộng đang là một vấn đề nóng được nhà nước quan tâm và đầu tư. Chính vì vậy hệ thông tin địa lý quản lý xe buýt có nhiều đặc tính riêng biệt. Để xây dựng một hệ thông tin địa lý quản lý về xe buýt được hoàn chỉnh và khoa học thì phải thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu về xe buýt và phải thu thập nhiều câu hỏi cụ thể xuất phát từ công tác quản lý và sử dụng các thông tin về quản lý xe buýt. Dựa vào các câu hỏi đó để phân tích hướng sử dụng các thông tin về xe buýt trên địa bàn Hà Nội và xây dựng mô hình lưu trữ thông tin có cấu trúc cho hệ thống. Nhóm tác giả áp dụng phương pháp biên tập, biên vẽ bản đồ hành chính cùng tỷ lệ đã có kết hợp bổ sung kết quả sưu tập từ các tài liệu liên quan để xây dựng CSDL GIS về quản lý xe buýt. Kết quả của bài báo cung cấp đầy đủ các thông tin ở mức sâu, rộng như: tên tuyến, tuyến, lộ trình tuyến, giá vé, thời gian hoạt động, tần suất hoạt động, chiều dài tuyến, tổng số điểm dừng, lượt xe, sức chứa, mác xe,..., Tóm tắt tiếng anh, Geographic information system for bus management shouldt be a scientific information system and easy to, search for information. This system includes all bus data such as route name, route number, route schedule, fare, operating time, frequency of operation, route length, total stops,... Therefore, building a geographic information system for bus management must be in line with current urban transport infrastructure which has been highly invested by the government. In order to build a complete and scientific geographic information system for bus management, it is necessary to collect a complete database of buses throughcollecting many specific questions from the bus management officers and bus information users. Based on these questions, the study analyzed the trend of using bus information in Hanoi and build a structured information storage model for the system. The authors applied the method of editing and drawing the administrative map incorporating with previousrelated documents to build a GIS database on bus management. This paper provides all information such as route name, route, ticket price, operating time, frequency of operation, route length, total stops, vehicle turn, capacity and vehicle brand.