Bài báo đặt ra mục tiêu tìm hiểu các đặc điểm trong xu hướng di cư của người Việt từ thời kỳ phong kiến đến những năm gần đây. Để đạt được mục tiêu này, bài báo phân tích các số liệu thứ cấp trong lĩnh vực dân số, xã hội học, lịch sử, giáo dục quốc tế và một số chính sách phát triển kinh tế xã hội. Kết quả phân tích cho thấy rằng dòng di cư tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lịch sử, chính trị và xã hội trên bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Bài báo kết luận rằng các dòng di cư thường được định hình dưới những tác động từ cấp độ vĩ mô đan xen với yếu tố gia đình, công việc và cá nhân, tạo nên một nền "kinh tế di cư". Kết luận này cung cấp thêm hiểu biết về các nhân tố tác động qua lại trong di cư cho những nghiên cứu tiếp theo về giáo dục quốc tế và chảy máu chất xám., Tóm tắt tiếng anh, The objective of this article is to explore the characteristics in the trends in Vietnamese migration from the feudal times to recent years. To achieve this target, the article analyses secondary data in the fields of demography, sociology, history, international education, and some socio-economic development policies. The results of this analysis showed that Vietnamese migration has been influenced by historical, political, and social factors on a domestic, regional, and global scale. It is concluded in the article that migration is often shaped by confluences of macro-level factors intersecting with family, employment, and personal circumstances, creating a "migration economy". This conclusion adds nuance to understandings of interrelational aspects of migration for further research on international education and brain drain.