Bài viết đề cập đến hai vấn đề hiện thực trong tác phẩm Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông): người phụ nữ và những tiêu cực trong xã hội. Đây là hai vấn đề khá tiêu biểu của tác phẩm và có tính chất "đột khởi" trong văn học đương thời. Bài viết sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phân tích tác phẩm văn học và so sánh. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học được sử dụng nhằm làm sáng rõ một số vấn đề hiện thực mà tác giả Lê Thánh Tông đã đề cập đến trong tác phẩm và phương pháp so sánh được dùng để so sánh các vấn đề hiện thực trong tác phẩm Thánh Tông di thảo mà bài báo đề cập với các vấn đề hiện thực trong văn học giai đoạn trước và giai đoạn sau khi tác phẩm xuất hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thứ nhất, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ đã bước đầu được nhà văn quan tâm
thứ hai, các tệ trạng trong xã hội như: tranh giành quyền lực, tham lam, ích kỷ,... trong một chừng mực nhất định đã được nhà văn phơi bày. Qua đó, bài viết góp thêm một tiếng nói về tính chất mở đầu cũng như giá trị nhân đạo của Thánh Tông di thảo qua nội dung hiện thực mà tác phẩm phản ánh., Tóm tắt tiếng anh, This article mentions a couple of realism issues such as: the women issue and societally negative problems in Thanh Tong di thao work that was supposedly written by Le Thanh Tong. These two aspects are fairly typical in the work, which represent major "breakthrough" in the contemporary literature. The main research methods of the article are literary analysis and comparativeness. The first method is used to analyze the realism issues that the author Le Thanh Tong presented in the work. The second method is to compare those issues with the literature before and after the work's arrival. The research results show that, firstly, the beauty and fate of the woman was initially interested by the writer
secondly, the bad states in society such as power struggle, greed, selfishness,... to a certain extent were exposed by the writer. Thereby, this article contributes to the understanding of humanitarian value as well as the innovativeness of Thanh Tong di thao through the realistic content that the work reflects.