Chức năng kinh tế của gia đình người Hà Nhì ở vùng biên giới xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Hà Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Dân tộc học 2022

Mô tả vật lý: 62 - 76

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 393208

Dựa trên nghiên cứu thực địa tại hai thôn Choản Thèn và Lao Chải, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, bài viết tập trung phân tích chức năng kinh tế của gia đình người Hà Nhì trong bối cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động tạo nguồn thu nhập của gia đình người Hà Nhì có xu hướng chuyển đổi từ đơn vị sản xuất mang tính khép kín, chủ yếu tự cung tự cấp sang đa dạng hóa ngành nghề và thu nhập. Phương thức tiêu dùng có sự gia tăng về cơ cấu chi tiêu, song nguồn vốn tích lũy để cải thiện đầu tư sản xuất và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong hoàn cảnh xã hội hiện tại vẫn còn hạn chế. Trong phân công lao động của gia đình, xu hướng bình đẳng giới ngày càng biểu hiện rõ. Bên cạnh những thay đôi tích cực, chức năng kinh tế của gia đình người Hà Nhì hiện nay vẫn còn gặp nhiều trở ngại như: hạn chế về tư liệu sản xuất, năng lực quản lý kinh tế hộ và khả năng tiếp cận thị trường, suy giảm nguồn thu nhập và các mối quan hệ trong gia đình, gia tăng khoảng cách tiêu dùng giữa các nhóm hộ, thiếu nguồn vốn văn hóa - xã hội của tộc người trong phát triển kinh tế., Tóm tắt tiếng anh, Based on field studies in two hamlets of Choan Then and Lao Chai, Y Ty commune, Bat Xat district, Lao Cai province, the article focuses on analysing the economic functions of Ha Nhi families. Research results show that income-generating activities of Ha Nhi families tend to switch from self-contained production units to diversifying occupations and incomes. The spending structure has been diversified, but accumulated capital to improve production investment and meet consumption needs in the current social situation is still limited. Gender equality is increasingly evident in the family labour division. Besides positive changes, the economic functions of Ha Nhi families today stillfaces many obstacles, such as limitations in means of production, low capacity in household economic management and market access, decline in income sources and family relationship quality, and an increasing consumption gap between household groups, as well as a lack of ethnic socio-cultural capital in economic development.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH