Nghiên cứu này điều tra sự lo lắng của học sinh khi học ngoại ngữ tại một số trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, nghiên cứu tìm hiểu thái độ của cả học sinh và giáo viên đối với loại áp lực tâm lý này của người học. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi, tự truyện và phỏng vấn để thu thập dữ liệu. Bộ câu hỏi được phát cho 150 học sinh đến từ hai trường THPT của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, tám học sinh trong số này được lựa chọn để viết tự truyện và sau đó sáu giáo viên tiếng Anh từ các trường này được mời tham gia phỏng vấn. Dữ liệu từ bảng hỏi được phân tích định lượng và trình bày dưới dạng biểu đồ và bảng biểu, trong khi thông tin từ tự truyện và phỏng vấn được ghi chép và phân tích theo phương pháp định tính. Nghiên cứu cho thấy học sinh chịu áp lực tâm lý cao khi học ngoại ngữ. Các em chịu ảnh hưởng cả theo mặt tiêu cực và tích cực, trong đó tác động tiêu cực nhiều hơn tác động tích cực. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giáo viên chấp nhận và có cả thái độ tích cực và tiêu cực đối với sự lo lắng về ngoại ngữ của người học. Giáo viên cũng cố gắng tạo ra bầu không khí thoải mái trong lớp học và điều chỉnh phương pháp giảng dạy để giảm thiểu sự lo lắng về ngoại ngữ của học sinh. Nghiên cứu cho rằng cả học sinh và giáo viên nên chấp nhận sự lo lắng về ngoại ngữ như một phần của việc học ngoại ngữ
quan trọng hơn, giáo viên nên hỗ trợ và giúp học sinh vượt qua tâm lý lo lắng về ngoại ngữ.