Tiểu thuyết thực chất cũng là một loại diễn ngôn. Nó chịu sự chi phối của nhiều loại mã như mã thể loại, mã ngôn ngữ, mã ý thức hệ, mã lịch sử... Trong khoảng 10 năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước, tiểu thuyết Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Nó có diện mạo riêng, có được sự phong phú và hấp dẫn khác với thời kì trước định hình nên một giai đoạn tiểu thuyết được nhiều nhà nghiên cứu định danh là tiểu thuyết hậu chiến. Nhiều cuốn tiểu thuyết ngay khi ra đời đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận. Chúng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích từ nhiều góc độ khác nhau như phương diện ý thức hệ
thi pháp thể loại, cách tân về ngôn ngữ... Ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một cách hệ thống về những hướng nghiên cứu trên trong đó đi sâu hơn vào tiểu thuyết của hai nhà văn tiêu biểu là Chu Lai và Bảo Ninh., Tóm tắt tiếng anh, Novel is actually seen as a kind of discourse which is produced under the control of many types of codes such as genre codes, linguistic codes, ideological codes, and historical codes. Within about 10 years after the war against America for the national reunification, Vietnamese novels have obtained remarkable achievements. They showed their own beauty, diversity and uniqueness, which make big differences compared to novels in the previous time. Therefore, many researchers have defined novels written in this period as post-war novels. Right after releasing, many novels have received strong attentions from the public. They are studied and analyzed from many different research approaches as ideological approach, poetic genre approach, or language innovation. In this article, we will present a systematic analysis of the above-mentioned research directions which helps to give deeper insight into the novels by two typical Vietnamese writers: Chu Lai and Bao Ninh.