chủ đại học là xu hướng toàn cầu và là định hướng cho các trường đại học công lập. Tự chủ đại học được xem là điều kiện cơ bản, cốt lõi để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến, tạo động lực để cơ sở giáo dục đại học đổi mới, tạo đột phá về chất lượng và hội nhập. Tại Việt Nam, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết cho các trường chủ động trong hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác. Ở Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, khi thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường đã xây dựng phương án và tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đó. Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng về công tác tự chủ tài chính và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện tự chủ tài chính tại trường gồm cơ chế chính sách, năng lực quản lý tài chính, trình độ đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của nhà trường. Từ kết quả đó, tác giả đề xuất bốn giải pháp nhằm giúp trường hoàn thiện hơn công tác tự chủ tài chính, đồng thời cũng là tư liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục khác trong quá trình tiến tới tự chủ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước., Tóm tắt tiếng anh, University autonomy is a global trend and an orientation for public universities. It is considered a basic and core condition to implement the advanced methods for university governance, creating a motivation for higher education institutions to innovate, and breakthroughs in quality and integration. In Vietnam, university autonomy is a necessary condition for them to be active in academic, organizational, human resource, financial, asset and other activities. At Viet Tri University of Industry, when implementing financial autonomy, the university developed a plan and organized the right of autonomy and self-responsibility for the implementation. In this article, the author used descriptive statistical and comparative methods to deploy the current situation of financial autonomy. It also analyzed the factors affecting the performance of financial autonomy including policies, financial management capacity, qualifications of staff and facilities of the school. From the result, the author proposes four solutions for university to be more completion on the financial autonomy. It also can become a reference for other higher educational institutions in the process of moving towards to autonomy according to the policy of the Party and Goverment.