Sự hài lòng trường học của học sinh trung học cơ sở và một số yếu tố dự báo

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Trang Nguyễn, Hạnh Dung Phạm, Thu Hương Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 150 Psychology

Thông tin xuất bản: Tâm lý học 2021

Mô tả vật lý: 48 - 66

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 393477

 Hài lòng trường học được xem như sự đánh giá của học sinh về tính xác thực của tổng thể những trải nghiệm học đường (Huebner, 1994), dựa trên những tiêu chuẩn của cá nhân. Bài viết này có mục tiêu xác định một số khía cạnh cấu thành nên sự hài lòng trường học ở học sinh trung học cơ sở (THCS) và xem xét một số yếu tố dự báo cho sự thay đôi mức độ hài lòng của học sinh về trường học. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện trên 410 học sinh lớp 6, 7, 8, 9 ở hai trường THCS công lập. Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu gồm: 1/ Phiếu khảo sát về môi trường học tập dành cho học sinh THCS và THPT của Trường Đại học New Jersey (Mỹ)
  2/ Bảng kiểm năm yếu tố lớn của nhân cách (Big Five Inventory' - BFI) và 3/ Thang đo Lòng tự trắc ẩn (SCS-26). Học sinh THCS trong mẫu khách thể nghiên cứu có sự hài lòng với trường học ở mức trung bình
  trong đó, sự hài lòng với mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên trong hoạt động dạy và học ở nhà trường ở mức cao nhất. Các yếu tố tích cực của nhân cách có tương quan thuận với sự hài lòng về trường học. Các yếu tố tiêu cực của nhân cách và chiều cạnh tích cực của lòng tự trắc ẩn giải thích cho 1/5 sự biến thiên mức độ hài lòng về trường học của học sinh THCS., Tóm tắt tiếng anh, School satisfaction is characterized as a student's appraisal of the whole school experience's authenticity depending on individual standards (Huebner, 1994). The aim ofthis article is to examine certain features ofjunior high school students' school satisfaction and to consider some predictors of changes in student fulfilment in school. The study was conducted on 410 students in Grades 6, 7, 8, and 9 from two public high schools using a convenient sampling method. The following instruments were utilized in the study: 1/ A survey of the learning environment for middle and high school students from the University of New Jersey in the United States
  2/ The Big Five Inventory (BFI)
  and 3/ The Self-Compassion Scale (SCS-26). Research results show that the participants have an average level ofschool satisfaction, with the highest level of satisfaction with the relationship between students and teachers in teaching and learning process at school. Positive personality traits are linked to increased school satisfaction. Negative personality traits and positive dimension of self-compassion explain for 20% ofthe variance ofschool satisfaction.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH