Sử dụng bùn thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh trồng cây hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Nhuận Ngô, Thụy Diễm Trang Ngô, Lộc Ninh Nguyễn, Ngọc Như Quỳnh Nguyễn, Hoàng Việt Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 2020

Mô tả vật lý: 77 - 84

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 393502

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tận dụng lại bùn thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) để trồng hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa). Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 lần lặp lại và 5 nghiệm thức gồm NT1: đất phù sa chuyên canh huệ + bón phân
  NT2: bùn đáy + bón phân
  NT3: bùn đáy + bón phân + thạch cao
  NT4: đất phù sa chuyên canh huệ không bón phân và NT5: bùn đáy không bón phân. Kết quả cho thấy sự kết hợp bùn đáy + bón phân + thạch cao (NT3) thích hợp cho huệ trắng phát triển về sinh trưởng và sinh khối cây, tương đương với cây trồng trên đất phù sa chuyên canh huệ + bón phân (NT1). Sinh khối tươi thân và tốc độ tăng sinh khối tươi của thân ở NT3 tương ứng 100,7 g/cây và 105,2 mg/ngày không khác biệt so với cây trồng ở đất phù sa chuyên trồng huệ NT1 và NT4. Ngoài ra, sinh khối tươi và tốc độ tăng trưởng sinh khối tươi của rễ cây ở NT3 (tương ứng là 8,7 g/cây và 63 mg/ngày) cao hơn so với cây trồng ở NT1. Cây huệ trong ở NT1 (5,48 và 4,08 mg/g) và NT3 (4,35 và 3,39 mg/g) tích lũy hàm lượng đạm trong thân và rễ tương đương nhau, Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tận dụng bùn đáy ao tôm trồng huệ trắng giúp giảm phát thải bùn đáy vào môi trường, vừa tận dụng được dinh dưỡng có trong bùn để trồng cây
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH