Nghiên cứu được thực hiện nhằm để đánh giá diễn biến chất lượng nước và năng suất tôm nuôi bằng cách bổ sung chế phẩm sinh học trong các ao nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT) tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm được bố trí gồm 2 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, sử dụng 6 ao và mỗi ao có diện tích là 2 ha
tương ứng với 3 ao thí nghiệm có sử dụng chế phẩm sinh học và 3 ao đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học. Yếu tố độ mặn pH, DO, TAN, N-NO2, P-PO4, H2S, được theo dõi trong suốt 20 đợt thu mẫu từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố nhiệt độ và độ mặn biến động lớn trong năm là do yếu tố mùa vụ, chế độ triều và điều kiện canh tác của nông hộ. Nghiệm thức thử nghiệm duy trì các yếu tố chất lượng nước như: TAN, N-NO2, P-PO4, H2S và mật độ Vibrio spp. tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng và không ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng của tôm nuôi. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nghiệm thức thử nghiệm có kết quả tỷ lệ sống và năng suất trung bình là 14,67 ± 0,48% và 420,47 ± 25,01 kg/ha/năm cao hơn nghiệm thức đối chứng (10,28 ± 0,83% và 304,63 ± 38,88 kg/ha/năm), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<
0,05). Như vậy việc áp dụng bổ sung chế phẩm sinh học giúp duy trì ổn định chất lượng nước và góp phần nâng cao tỷ lệ sống và ổn định năng suất tôm nuôi.