Ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam, đa dân tộc, đa ngôn ngữ là hiện tượng phổ biến. Trong đó, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú là những cộng đồng đa dân tộc, đa ngôn ngữ dien hình do học sinh được tuyển chọn từ khắp các địa bàn trong toàn tỉnh. Tại đây, học sinh được hòa nhập vào một môi trường mới để cùng sinh hoạt, cùng học tập. Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các em phải thích nghi, đó là ngôn ngữ. Bên cạnh tiếng Việt - "ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục" (theo Điều 11, Luật Giáo dục 2019), học sinh dân tộc thiểu số còn có tiếng mẹ đẻ của minh và tiếng dân tộc thiểu số của bạn mình
thêm vào đó, các em còn học ngoại ngữ, học môn tiếng dân tộc tự chọn
v.v. Vì thế, một câu hỏi đặt ra là: các em học sinh ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong giao tiếp? Bài viết này tìm hiểu thực tế sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu như một nghiên cứu trường hợp.