Đánh giá thực trạng canh tác cam sành tại tỉnh Vĩnh Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Chương Đặng, Thị Duyên Lương, Thị Cẩm Giang Nguyễn, Thị Mỹ Hạnh Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam 2020

Mô tả vật lý: 71 - 76

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 393738

Đánh giá thực trạng canh tác cam Sành tại tỉnh Vĩnh Long được thực hiện tại huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và TP. Vĩnh Long thông qua điều tra 494 hộ trồng cam Sành từ tháng 7/2018 đến 6/2019. Kết quả cho thấy nông dân sử dụng gốc ghép cam Mật để làm gốc ghép chiếm tỷ lệ cao nhất, 89,10% ở cam Sành ruộng (CSR) và 85,88% ở cam Sành vườn (CSV). Trung bình tổng số cây/ha của các ruộng trồng cam Sành là 4.234,9 cây/ha, trong khi ở CGV được trồng với mật độ là 1.864 cây/ha. Khoảng cách hàng cách hàng từ 1 - 1,4 m chiếm tỉ lệ cao 78,24% ở CSR, đối với khoảng cách CSV thì hàng cách hàng là 2,25 m và cây cách cây là 1,92 m. Cả hai hình thức canh tác CSR và CSV đều áp dụng biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ chiếm tỷ lệ rất cao 76,46% và 82,35%. Số lần sử dụng phân vô cơ và hữu cơ ở kiểu canh tác CSR là 14,6 lần/năm và 1,5 lần/năm. Đối với CSV sử dụng phân vô cơ là 12,5 lần/năm và phân hữu cơ là 2,2 lần/năm. Trung bình liều lượng phân NPK bón cho CSR là 5.818 kg/ha/năm trong khi CSV bón 3.518 kg/ha/năm. Đối với CSR bệnh vàng là gân xanh (VLGX) và nhện đỏ là dịch hại phổ biến nhất chiếm lần lượt 43,4% và 18,5%, trong khi CSV thì sâu vẽ bùa 18,3% và bệnh VLGX chiếm 41,9% là phổ biếnnhất. Năng suất cam Sành đạt cao nhất là ở năm thứ ba trung bình 38 tấn/ha/năm ở vụ thuận và 75,08 tấn/ha/năm ở vụ nghịch đối với CSR. Đối với CSV, năng suất cao nhất là ở năm thứ tư đạt 19,29 tấn/ha/năm (vụ thuận) và năm thứ ba ở vụ nghịch 26,18 tấn/ha/năm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH