Bước đầu đưa cây dâu tây vào hệ thống canh tác vùng đồng bằng để đa dạng hóa cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế và sản phẩm du lịch cho người dân tại tỉnh An Giang. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu chọn được tỷ lệ phối trộn giá thể trồng và công thức dinh dưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng của cây dâu tây trồng trong nhà màng tại núi Cấm, tỉnh An Giang. Nghiên cứu được bố trí theo kiểu thừa số hai nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên trong nhà màng tại núi Cấm, tỉnh An Giang. Nhân tố A là 3 loại giá thể 100% mụn xơ dừa, 50% mụn xơ dừa + 50% tro trấu và 40% mụn xơ dừa + 40% tro trấu + 20% phân trùn
nhân tố B là 3 loại dung dịch dinh dưỡng 150 N, 44 P, 124 K, 140 Ca, 48 Mg, 75 S
80 N, 50 P, 200 K, 70 Ca, 48 Mg, 80 S và 207 N, 55 P, 289 K, 155 Ca, 38 Mg, 75 S. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phối trộn 40% mụn xơ dừa + 40% tro trấu + 20% phân trùn và công thức dinh dưỡng 150 N, 44 P, 124 K, 140 Ca, 48 Mg, 75 S giúp cây dâu tây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.