PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TÂY NGUYÊN DƯỚI GIÁC ĐỘ TỔ CHỨC XÃ HỘI TỘC NGƯỜI

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Lài Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 2020

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 393796

 Tây Nguyên có vị trí chiến lược đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Do đó, việc xây dựng, kiện toàn hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, nhất là phát triển bền vững dưới giác độ tổ chức xã hội tộc người luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của Đảng và Chính phủ. Trên cơ sở các khảo sát điền dã tại huyện M'đrắk, tỉnh Đắk Lắk vào tháng 11 và tháng 12 năm 2019, đối chiếu các chủ trương của Đảng về phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong những năm gần đây, bài viết xác định vai trò, tầm ảnh hưởng của tổ chức xã hội tộc người ở Tây Nguyên hiện nay về kinh tế, an ninh chính trị và văn hóa
  đồng thời đề xuất các giải pháp cơ bản, chiến lược về: năng lực đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS), công tác "dân vận" trong đồng bào DTTS, đặc biệt là việc phát huy các thành tố của tổ chức tự quản buôn làng truyền thống trong điều kiện mới. Qua đóbài viết khẳng định phát triển bền vững vùng kinh tế Tây Nguyên dưới giác độ tổ chức xã hội tộc người không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam., Tóm tắt tiếng anh, Tay Nguyen has an important strategic position for the socio-economic development and the development of security in Vietnam. Therefore, the formulation and consolidation of the system of policies for the sustainable development in Tay Nguyen, especially the sustainable development in the sense of ethnic social organization are always one of the priorities of the VietnamCommunist Party and The Government. Based on the fieldworks in the M'drak district of Dak Lak province in November and December 2019, comparing the Party's guidelines on sustainable development in Tay Nguyen in recent years, the article identifies the role and influence of the ethnic social organization in Tay Nguyen today in terms of economy, political security and culture. The paper also proposes basic and strategic solutions on the capacity of ethnic minority staff, "mobilizing people" among the ethnic minorities, especially on the promotion of the elements of the traditional village self-governing organization under new circumstances. The paper also confirmsthat sustainable development of Tay Nguyen economicregion in the sense of ethnic social organization is not only for economic purposes but also to fulfill the humanistic goals of the socialismin Vietnam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH