Mô tả các đặc điểm hình ảnh của bệnh cơ tim phì đại trên hình cộng hưởng từ
đánh giá sự phân bố, dạng bắt thuốc và độ rộng của tổn thương xơ trên xung bắt thuốc tương phản thì muộn
mối tương quan giữa các chỉ số chức năng, độ dày thành và bắt thuốc thì muộn về dạng bắt thuốc và mức độ lan rộng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện ở 27 bệnh nhân BCTPĐ chụp máy MRI 3 Testa (Siemens Verio) với các xung CHT cine và bắt thuốc thì muộn ở bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2020. Định lượng chức năng thất trái bằng phần mềm Argus của Siemens Healthineers. Đánh giá vị trí, dạng bắt thuốc và mức độ lan rộng của tổn thương trên hình bắt thuốc thì muộn. Kết quả: Chức năng thất trái trung bình: EF 64,8 ± 11,7%
EDV 111,5 ± 27,2ml
khối lượng cơ 181,4 ± 96,2g. Phì đại lan tỏa (44,5%), phì đại không đối xứng vách liên thất (40,7%), và phì đại vùng mỏm (14,8%). Bắt thuốc thì muộn ở 24 bệnh nhân (88,9%) và ở 164 vùng (33,7%), thường gặp ở thành trước vách và dưới vách nhất. Bắt thuốc dạng mảng thấy ở 61,6% và dạng đốm ở 38,4% vùng bắt thuốc. Bắt thuốc lan rộng ≥50% gặp ở 37,2% và lan rộng <
50% ở 62,8% vùng. Có sự khác biệt có ý nghĩa về EF giữa bệnh nhân có và không có bắt thuốc thì muộn (p=0,03). Thành tim dày hơn ở vùng có bắt thuốc so với vùng không có bắt thuốc (p <
0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ dày thành giữa vùng bắt thuốc dạng mảng và dạng đốm. Vùng bắt thuốc với độ lan rộng ≥ 50% có thành dày hơn vùng không bắt thuốc và vùng bắt thuốc với độ lan rộng <
50% cũng có thành dày hơn vùng không bắt thuốc ở thì cuối tâm trương và cuối tâm thu (p <
0,01). Kết luận: CHT tim có thể đo chính xác độ dày thành thất, phát hiện kiểu hình nguy cơ cao và xác định xơ hóa cơ tim dựa trên hình bắt thuốc tương phản thì muộn. Do đó cần thực hiện CHT tim ở bệnh nhân BCTPĐ hoặc nghi ngờ BCTPĐ trên thăm khám lâm sàng.