Ảnh hưởng của Ethyl methanesulfonate và tia cực tím đến sự hình thành biến dị soma in vitro của cây hoa cúc

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thúy Hoàng, Công Hùng Lê, Thị Mỹ Diên Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 576.5 Genetics

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam 2020

Mô tả vật lý: 18 - 22

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 393940

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý Ethyl methanesulfonate (EMS) và tia cực tím (UV) đến khả năng tạo dòng biến dị in vitro, đồng thời đánh giá sinh trưởng, phát triển và biến dị của các dòng biến dị này trên loài cúc vàng (Chrysanthemum indicum) nhằm tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công tác chọn tạo giống hoa cúc mới. Trong nghiên cứu này, các chối cúc in vitro được cắt bỏ lá, được cắt thành các mẫu có kích thước 1,0 - 1,5 (cm) mang một mắt ngủ đem ngâm vào môi trường xử lý MS lỏng có bổ sung 0,1mg/1BA và EMS vô trùng với các nổng độ khác nhau (từ 0,1% đến 0,3%) và xử lý bằng tia UV có cường độ 125 µW/cm2 ứng với bước sóng 253nm với trong 8 giờ. Kết quả cho thấy, trong điều kiện in vitro thu được tỷ lệ chồi biến dị hình thái cao nhất ở công thức 2 (EMS 0,1% + UV), tỷ lệ biến dị đạt 20% chiều cao cây, số lá và khả năng ra rễ của các dòng cúc giảm dần khi tăng nồng độ xử lý EMS. Sự sinh trưởng, phát triển của các dòng cúc ở vườn trồng cũng có sự khác nhau, chiều cao cây của các dòng đối chứng tốt hơn, trong khi đó chiều cao cây của dòng M2 là thấp nhất. Một số dạng biến dị có lợi về hình thái thân lá và hình thái hoa đã được quan sát thấy ở dòng M2 (EMS 0,10% + UV), dòng M6 (EMS 0,30% +UV). Các biến dị này có tiềm năng cho công tác chọn tạo giống hoa cúc mới.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH