Đánh giá các đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ trẻ rối loạn phổ tự kỷ thông qua thang điểm CARS tại bệnh viện Tâm Thần Cần Thơ năm 2018-2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca trên 17 trẻ được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-V. Kết quả: Tỷ lệ trẻ tự kỷ mức độ nặng chiếm 70,6%. Mức độ hạn chế ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Ở trẻ nam mức độ hạn chế nặng ở các lĩnh vực III (thể hiện tình cảm), IV (động tác cơ thể), XI (giao tiếp bằng lời), XIV (phản xạ thông minh). Tuổi xuất hiện dấu hiệu, được khám và chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ lần lượt là 23,3 tháng
28,9 tháng
30,5 tháng. Dấu hiệu bất thường đầu tiên gia đình nhận thấy là chậm nói (52,9%), trẻ không chú ý khi được gọi (29,4%). Chưa ghi nhận mối liên quan đến mức độ của rối loạn phổ tự kỷ với giới tính, tuổi mẹ, sanh non, số con, người chăm sóc, tuổi có dấu hiệu bất thường.