Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tích tụ đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu nhập với 51 đối tượng tham gia phỏng vấn và xử lý số liệu có liên quan đến các hình thức tích tụ đất đai ở địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính đến năm 2018, trên địa bàn huyện đã có 480 trang trại theo tiêu chí mới. Các hình thức tích tụ đất nông nghiệp như nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, được quyền sử dụng đất, thuê đất lâu dài là cách thức để hình thành nên các trang trại tập trung. Kết quả điều tra cho thấy, có 69,235 số hộ, trang trại thu nhập đã tăng lên sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Không có ý kiến thu nhập bị giảm sút và có 30,775 thu nhập không đổi. Với nhóm hộ gia đình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có 21,43% người cho rằng thu nhập cao hơn sau khi chuyển quyền sử dụng sử dụng đất, có 50% cho rằng thu nhập bị giảm sút và 28,57% cho rằng thu nhập không thay đổi. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được những giải pháp như quy định quy mô tích tụ thích hợp với các vùng miền, ưu tiên đẩy mạnh tích tục ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.