Đặc điểm phân bố chim theo các dạng sinh cảnh chính tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hương Hà, Ngọc Hùng Hoàng, Cử Nguyễn, Lân Hùng Sơn Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 122-129

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 394031

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình. Khu Bảo tôn Thiên nhiên Pù Luông bao gồm hay dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và ngăn cách nhau bởi thung lũng ở giữa. Kiểu rừng chính ở đây là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Với diện tích quy hoạch 17.171,53 ha, Pù luông rất đa dạng về các kiểu sinh cảnh. Tính đa dạng ở mỗi sinh cảnh cũng rất khác nhau trong đó có thành phần các loài chim. Nghiên cứu sự phân bố của các loài chim trên 5 dạng sinh cảnh chính ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông từ năm 2014 - 2018 cho thấy sinh cảnh rừng thứ sinh đa dạng nhất về thành phần loài chim với 169 loài. Đây cũng là sinh cảnh chiếm phần lớn diện tích ở khu bảo tồn. Kế đến là sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi (102 loài), sinh cảnh rừng thường xanh ít bị tác động (99 loài). Sinh cảnh nương rẫy, đồng ruộng và bản làng kém đa dạng nhất với 57 loài. Sự khác biệt về cấu trúc quần xã chim cũng như sự phong phú của một số loài chim đặc trương được coi như chỉ thị sinh học cho từng dạng sinh cảnh. Nghiên cứu sâu hơn về các nhóm loài chim chỉ thị có thể giúp nhận biết thêm về hiện trạng chất lượng của từng kiểu rừng trong khu bảo tồn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH