Rú cát ở huyện Hải Lăng là một hệ sinh thái đặc thù của vùng cát tỉnh Quảng Trị được quản lý bằng hương ước từ bao đời nay và được Nhà nước giao cho một số cộng đồng quản lý và bảo vệ từ năm 2015. Qua thời gian và dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên hương ước quản lý, bảo vệ và sử dụng rú cát được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh thực tế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức quản lý rú cát, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý rú cát bền vững nói riêng và quản lý rừng cộng đồng nói chung. Nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả chính như sau: Rú cát đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của người dân với tác dụng chính là: bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai và nơi chôn cất người chết (giá trị tâm linh)
hương ước quản lý và bảo vệ rú cát của thôn Đông Dương và thôn 2 có nhiều điểm tương đồng, chỉ khác nhau về quy định hình thức xử phạt
Trưởng làng và Trưởng thôn được đánh giá cao trong việc điều hành và thực hiện các hoạt động liên quan đến rú cát
mối quan hệ dòng họ, đặc điểm của nguồn tài nguyên rú cát và sự thay đổi của môi trường tự nhiên là những nhân tố chính ảnh hưởng đến quả lý rú cát và dẫn đến sự thay đổi phương thức quản lý rú cát theo thời gian. Nghiên cứu này đã đề xuất 3 nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rú cát: tăng cường tính pháp lý của hương ước về quản lý và bảo vệ rú cát
tăng cường sự hỗ trợ từ bên ngoài
các giải pháp liên quan đến quản lý rừng cộng đồng.