Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả Ấn Độ và Miến Điện đều từng bước thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh. Từ đây, Chính phủ và nhân dân hai nước đã bắt tay ngay vào công cuộc củng cố độc lập dân tộc sau một thời gian dài là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong hoàn cảnh đó, với những liên hệ mật thiết trên nhiều khía cạnh, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng J. Nehru, mặc dù phải đối mặt với vô vàn những khó khăn cả trong lẫn ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến xã hội, song Ấn Độ vẫn luôn dành sự quan tầm, hỗ trợ hết sức kịp thời và có hiệu quả cho quá trình củng cổ và xây dựng đất nước của Miến Điện - quốc gia láng giềng Đông Nam Á., Tóm tắt tiếng anh, In the years following World War II, both India and Burma gradually got out of the rule by British colonialists. Their governments and peoples then immediately embarked on the consolidation of national independence after a long period of being colonies. In such circumstances, given their close ties in many aspects, under the leadership of Prime Minister J. Nehru, despite facing numerous difficulties both at home and abroad in all fields, from political, economic to social ones, India always paid attention to and provided extremely timely and effective support for the process of consolidating and building the country by Burma, its neighbouring country in Southeast Asia.