Thực trạng sử dụng thuốc điều trị gút ở bệnh nhân ngoại trú

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đặng Minh Trí Bùi, Quang Phúc Đặng, Trung Hưng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng 2021

Mô tả vật lý: 39-43

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 394393

Mô tả thực trạng sử dụng thuốc điều trị gút trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu hồi cứu, theo dõi dọc dựa trên các đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ trong thời gian từ 06/2019 - 12/2019. Kết quả:100% bệnh nhân được kê đơn alopurinol với mục đích kiểm soát acid uric, đưa acid uric máu về mức "mục tiêu". Ngoài ra, có 34,52% số bệnh nhân sử dụng colchicin và 7,14% bệnh nhân có sử dụng meloxicam trong điều trị cơn gút cấp tính. Bệnh nhân ngoại trú điều trị bằng phác đồ đơn độc ban đầu (chiếm 80,95%), đa số bệnh nhân được sử dụng alopurinol đơn độc (chiếm 92,65%). Lý do thay đổi phác đồ chủ yếu là triệu chứng lâm sàng được cải thiện (chiếm 69,57%). Việc sử dụng thuốc điều trị gút có hiệu quả giảm nồng độ acid uric máu trên các đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Số bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng theo dõi liên tục đạt tỷ lệ tương đối cao (chiếm 61,90%).Kết luận:Bệnh nhân gút điều trị ngoại trú chủ yếu dùng phác đồ đơn trị liệu, tỷ lệ dùng alopurinol đơn độc cao. Hiệu quả giảm aicd uric và đạt mục tiêu điều trị bệnh ở bệnh nhân ngoại trú chiếm tỷ lệ cao., Tóm tắt tiếng anh, To describe the current Situation of using gout drugs on outpatients at Can Tho City General Hospital. Subjects and methods: retrospective and longitudinal study, based on outpatient prescriptions at Can Tho City General Hospital from 06/2019 - 12/2019. Results: 100% of patients were prescribed alopurinol for the purpose of controlling uric acid level, bringing blood uric acid to the "target" level. In addition, 34.52% of patients used colchicin and 7.14% of patients used meloxicam in the treatment of acute gout attacks. Outpatients were treated with a single initial regimen (accounting for 80.95%), the majority of patients used alopurinol alone (accounting for 92.65%). The main reason for changing the regimen was that the clinical symptoms have improved (accounting for 69.57%). The use of gout drugs effectively reduces blood uric acid levels of outpatients. Number of patients reaching treatment goals after 3 months of continuous monitoring reached a relatively high rate (accounting for 61.90%). Conclusion: Gout outpatient treatment mainly used monotherapy with high rate of alopurinol alone. The effectiveness of uric aicd reduction and reaching the goal of treatment on outpatient patients was high.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH