Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong nhân giống một số dòng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hà Kiều, Đức Kiên Nguyễn, Văn Việt Nguyễn, Việt Hà Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 634.9 Forestry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2019

Mô tả vật lý: 25-32

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 394402

 Keo lá tràm còn gọi là Tràm bông vàng, có thớ mịn, vân và màu sắc đẹp, là một trong những loài cây đang được ưa chuộng trên thị trường đồ mộc ở trong nước và trên thế giới. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp nhân giống tiên tiến - nuôi cấy in vitro những loài cây này là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, chồi bánh tẻ cây Keo lá tràm được sát khuẩn bằng cồn 70% trong 1 phút, khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 7 phút và nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 30 g/l sucrose và 6,5 g/l agar, cho tỷ lệ mẫu sạch tái sinh chồi cao nhất là 33,85% đối với dòng keo Clt43
  đạt 29,23% đối với dòng keo Clt98. Nhân nhanh chồi trên môi trường dinh dưỡng cơ bản MS* bổ sung 1 mg/l BAP
  0,5 mg/l Kinetin
  1 g/l than hoạt tính, cho hệ số nhân chồi đối với hai dòng Keo trên lần lượt là 2,75 và 2,62 lần. Tạo cây hoàn chỉnh trên môi trường ½ MS* bổ sung 2,0 mg/l IBA, tỷ lệ ra rễ đối với dòng keo lá tràm Clt43 và Clt98 lần lượt là 88,52 và 85,33%
  số rễ trung bình lần lượt là 2,6 và 2,8 rễ/cây
  chiều dài rễ lần lượt là 1,43 và 1,5 cm/rễ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng phương pháp nuôi cấy in vitro trong nhân giống 2 dòng Keo lá tràm trên nhằm tạo ra số lượng lớn cây giống, chất lượng cây tốt, đáp ứng cho nhu cầu trồng rừng gỗ lớn hiện nay ở Việt Nam
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH