Ứng dụng chỉ thị microsatelite phân biệt quần đàn tôm hùm xanh (Parulinus homarus) ở Việt Nam và Sri Lanka

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thúy Bình Đặng, Minh Châu Nguyễn, Nguyễn Thành Nhơn Nguyễn, Thị Hạnh Phạm, Quang Sáng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2020

Mô tả vật lý: 85 - 92

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 394404

 Tôm hùm xanh (Parulinus homarus) phân bố rộng rãi ở Việt Nam, là hải sản có giá trị kinh tế cao và đối tượng nuôi ở các tỉnh miền Trung. Năm (05) chỉ thị Microsatelite được sử dụng để khảo sát đa dạng, khác biệt di truyền và cấu trúc quần thể tôm hùm xanh ở Việt Nam và Sri Lanka. Tổng số 50 alen được phát hiện trên cả 2 quần thể Việt Nam và Sri Lanka (42 ở Việt Nam, 38 ở Sri Lanka), 9/10 vị trí microsatellite không tuân theo định luật cân bằng HW. Quần thể tôm hùm xanh Việt Nam thể hiện đa dạng di truyền cao hơn quần thể Sri Lanka. Ở quần thể tôm hùm Việt Nam có số alen trung bình - và hệ số dị hợp tử quan sát lần lượt là 8,4+1,778 và 0,540+0,108, trong khi quần thể tôm hùm xanh của Sri Lanka có số alen trung bình là 7,6+1,166 và hệ số dị hợp tử quan sát là 0,367±0,077. Giá trị khác biệt di truyền Fst là 0,021 (P<
 0,05) phân tích DAPC cho thấy sự phân tách biệt giữa hai quần thể, trong khi kiểm tra AMOVA lại không có sự sai khác có ý nghĩa (P-0,99). Nghiên cứu hiện tại cung cấp dẫn liệu về đặc trưng di truyền quần thể tôm hùm xanh ở Việt Nam trên cơ sở so sánh với quần thể Sri Lanka. Thu thập mẫu tôm hùm xanh theo phạm vi phân bổ và khảo sát các chỉ thị microsatellite với số lượng lớn là rất cần thiết để xây dựng định hướng bảo tồn và quản lý nguồn lợi tôm hùm xanh ở Việt Nam bền vững.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH