Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2019 nhằm đánh giá khả năng tích lũy trầm tích và hàm lượng chất hữu cơ (CHC), tổng đạm (TN) và tổng lân (TP) trong trầm tích tại Búng Bình Thiên (BBT), tỉnh An Giang phục vụ quản lý bền vững thủy vực. Bẫy trầm tích làm bằng ống nhựa được đặt tại các vị trí thuộc khu vực đầu, giữa và cuối BBT trong khoảng từ 19 ngày (mùa mưa) đến 35 ngày (mùa khô). Khả năng tích lũy trầm tích tiềm tàng ở ống có độ cao 10cm là cao nhất. Độ dày lớp trầm tích tích lũy được tính toán dựa trên thời gian và lượng trầm tích tích tụ trong các ống nhựa. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng trầm tích tích lũy vào mùa khô là 195 g/m2/ngày và mùa mưa là 111 g/m2/ngày. Hàm lượng trung bình năm của chỉ tiêu dinh dưỡng như CHC, TN, TP lần lượt là 4,13 ± 0,87%
0,25 ± 0,063%
0,062 ± 0,0085%. Lượng CHC tích lũy có xu hướng tăng vào mùa mưa, TP tích lũy tăng vào mùa khô, trong khi TN tích lũy duy trì tương đối ổn định trong cả hai mùa. Lớp trầm tích được bồi lắng trong mùa khô và mùa mưa có độ dày vào khoảng 3,07cm và 1,75cm. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý bùn đáy Búng Bình Thiên trong tương lai., Tóm tắt tiếng anh, The study was implemented from March to September 2019 to evaluate the potential accumulation capacity of sediment and the contents of organic matters (OM), total nitrogen (TN) and total phosphorus (TP) in the settled sediments at Bung Binh Thien reservoir, An Giang province for sustainable management of the water body. Sediment traps made of plastic pipes were placed at the positions in the beginning, middle and end of the reservoir for a period of 19 days (wet season) to 35 days (dry season). The potential accumulation of the sediments in the plastic trap of 10 cm height was the highest. The accumulated sediment thickness was calculated based on the time and amount of sediment that accumulates in the plastic pipes. The results showed that the amount of accumulated sediment in the dry season was 195 g/m2/day and in the rainy season was 111 g/m2/day. The annually averaged contents of the nutrient indicators including OM, TN, and TP were 4.13 ± 0.87%, 0.25 ± 0.063%, and 0.062 ± 0.0085%, respectively. Organic matter accumulation tended to increase in the rainy season, total phosphorus accumulation increased in the dry season, while total nitrogen accumulation remained relatively stable in both seasons. The sediments potentially deposited in the dry and rainy seasons had an approximate thickness of 3.07cm and 1.75 cm, respectively. The study results provide useful information for the future management of Bung Binh Thien sediment.