Thực trạng dạy học trực tuyến (e-learning) trong đào tạo giáo dục đặc biệt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Bích Trần, Thị Thiệp Trần, Tuyết Anh Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội) 2021

Mô tả vật lý: 285-296

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 394664

Đại dịch Covid-19 mở ra cơ hội cho việc dạy học trực tuyến trong đào tạo nói chung và đào tạo về giáo dục đặc biệt nói riêng. Nghiên cứu này khảo sát 76 giảng viên (GV) đang giảng dạy chương trình đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt (GDĐB) hoặc đang giảng dạy bộ môn giáo dục hòa nhập (GDHN) ở các chuyên ngành sư phạm khác của 33 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Kết quả khảo sát đã cho thấy đa số giảng viên viên đã nhận ra được các lợi ích của viêc dạy học trực tuyến tuy nhiên mức độ hiểu biết về e-learning còn chưa cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tư liệu dạy học trực tuyến còn hạn chế dẫn đến việc dạy học trực tuyến mới được xem như một hình thức dạy học thay thế tạm thời trong thời điểm và ở những địa phương diễn ra đại dịch Covid-19. Để việc dạy học trực tuyến được triển khai một cách hiệu quả, giảng viên các trường đều rất mong muốn đươc hỗ trợ về nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất, chính sách, quy định dạy học trực tuyến.Họ mong đợi được tập huấn để phát triển các kĩ năng dạy học trực tuyến đặc biệt là việc tìm kiếm tài liệu đặc thù về giáo dục đặc biệt phục vụ việc xây dựng nội dung bài giảng trực tuyến và sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá theo dõi tiến trình học tập của sinh viên., Tóm tắt tiếng anh, COVID-19 pandemic creates some emerging opportunities for E-learning, particurlarly in special education. 76 lecturers of 33 universities/colleges in the whole nation providing subject of incluisive education or specific subject for special education were participated into this study.The study result showed that the majority of lecturers have received the benefits of e-learning despite of the fact that level of understanding was not high. Due to limitations on facilities, equypments and online resources E-learning has considered as a temporary alternative teaching path in context of COVID-19. This study also indicated that lecturers desired to reveive such supports of platform, equypments, school policy and regulations to apply E-learning. Moreover, they expected to be trained on virtual teaching skills significantly in searching special education materials for their syllabus or applying support tools for assessment and manage learning process of their students.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH