Bê tông Geopolymer sử dụng cốt liệu tái chế: nghiên cứu một số phương pháp xử lý cốt liệu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Bảo Bùi, Thị Hồng Lưu, Ngọc Hoàng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 691 Building materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Vật liệu và Xây dựng 2021

Mô tả vật lý: 28-34

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 394691

Trong bối cảnh phế thải xây dựng phát sinh ngày càngnhiều, cùng với đó lượng tro bay, xỉ thải ra từ các nhà máy nhiệt điện còn ít được tái sử dụng, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành xây dựng phải có giải pháp xử lý đồng bộ, tái chế các loại vật liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường,tiết kiệm nguồn tài nguyên. Bài báo này trình bày nghiên cứu sử dụng cốt liệu bê tông tái chế(CLTC) thay thế hoàn toàn đá tự nhiên, và các biện pháp xử lý CLTC. Tro bay và các dung dịch hoạt hoá (NaOH và Na2SiO3) đã được sử dụng để tạo ra chất kết dính geopolymer thay thế xi măng truyền thống. Các thànhphần bê tông geopolymer với các trạng thái CLTC khác nhau đã được nghiên cứu: CLTC khô, CLTC bão hoà nước và CLTC bão hoà nước vôi. Bê tông xi măng đá tự nhiên cũng đã được sản xuất để đối chứng. Cấu trúc vi mô của vật liệu được quan sát bằng phương pháp SEM (Scanning Electron Microscope). Kết quả cho thấy việc xử lý CLTC bằng cách ngâm trong nước vôi cải thiện đáng kể tính chất cơ học của bê tông Geopolymer sử dụng hoàn toàn CLTC: cường độ chịu nén tăng gấp 2 đến 3 lần so với mẫu bê tông sử dụng CLTC ở trạng thái khô và trạng thái bão hòa nước, đồng thời đạt khoảng 80 % so với mẫu bê tông xi măng truyền thống. Các kết quảnày mở ra tiềm năng ứng dụng của bê tông geopolymer CLTC.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH