Ảnh hưởng của thụ tinh nhân tạo đến kết quả ấp nở của gà mía lai (đực Mía x mái Lương phượng)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thúy Yên Đặng, Đức Trường Nguyễn, Hưng Quang Nguyễn, Thị Hoan Trần, Văn Thăng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ chăn nuôi 2020

Mô tả vật lý: 54-60

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 394694

 Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng tinh dịch, lượng tinh dịch thích hợp dùng trong công thức lai (trống Mía x mái Lương Phượng). Chất lượng tinh dịch của gà Mía được đánh giá trên 9 gà trống (30 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 2,8 - 3,1 kg). Thí nghiệm được tiến hành dẫn tinh cho 45 gà mái trưởng thành (28 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 2,4 - 2,6 kg). Gà thí nghiệm có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của phẩm giống. Gà trống được huấn luyện để khai thác tinh dịch bằng phương pháp massage bằng tay. Tinh dịch sau mỗi lần khai thác được kiểm tra chất lượng với các chỉ tiêu màu sắc, thể tích, hoạt lực, nồng độ, VAC. Gà mái được dẫn tinh nhân tạo bằng phương pháp đưa tinh nguyên trực tiếp vào âm đạo bằng súng bắn tinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ gà trống có phản xạ xuất tinh vào các thời điểm: ngay lần đầu, sau 3 ngày, sau 5 ngày huấn luyện và không có phản xạ xuất tính lần lượt là 44,44%, 33,33%, 11,11% và 11,11%. Màu sắc tinh dịch chủ yếu là màu trắng sữa. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh là 1,47 tỷ. Liều lượng, tần suất phối tinh chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ có phôi (P<
 0,05), không ảnh hưởng tỷ lệ gà con loại I/ tổng số gà con nở ra (P>
 0,05). Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ gà con loại I vói tần suất phối tinh 3 ngày/lần vói liều lượng phối tinh 0,05 ml/lần phối là tốt nhất, đạt 93,33 % và 94,94%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH