Thí nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của gốc ghép lên cành ghép cũng như sự thay đổi của cây ghép so với cành ghép đối chứng như thế nào. Hai giống ớt có kiểu hình tưong phản gồm Sừng trái to và Ớt Cay trái nhỏ đã được ghép vói nhau vói giống Sừng được dùng làm gốc ghép và giống Ớt Cay dùng làm cành ghép. Thí nghiệm đã tiến hành ghép ở 3 độ tuổi gốc ghép 50 ngày với độ cao gốc ghép 15 cm và 20 cm, 60 ngày ở 20 cm và 25 cm và 70 ngày ở 25 cm và 30 cm. Kết quả khảo sát sự thay đổi ở cây ghép ở thế hệ T1 cho thấy rằng tuổi gốc ghép cho tỷ lệ thành công cao là 50 ngày và 60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy các tính trạng như chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài trái, chiều rộng trái, khối lượng trái, số hạt trên trái, khối lượng hạt trên trái ở độ tuổi ghép 60 ngày ở độ cao gốc ghép 20 cm cho kết quả có sự thay đổi trên nhiều tính trạng đã quan sát hơn ở các nghiệm thức ghép còn lại. Vi vậy để tạo ra cây ớt ghép có sự thay đổi và thay đổi theo hướng cải tiến các tính trạng năng suất của cành ghép có thể tiến hành ghép ở độ tuổi 60 ngày và độ cao của gốc ghép là 20 cm.