Đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.) tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.) tại Khu Dự trữ Sinh quyển (DTSQ) Đồng Nai bằng các phương pháp điều tra cơ bản, lập ô, tuyến và thử nghiệm các phương pháp gieo, ươm. Kết quả ghi nhận được: Loài Mật nhân phân bố rải rác ở hầu hết các trạng thái rừng, mật độ trung bình 13 cây/ha, đường kính gốc trung bình là D0.0 = 1,35 cm, chiều cao vút ngọn trung binh là Hvn = 97,47 cm. Phân bố tập trung ở giá trị D0.0 = 0,5 cm và giá trị Hvn = 25 cm, ở độ tàn che là 0,3 - 0,4. Dao và Hvn có mối tương quan thuận và chặt chẽ với 0,7 <
R <
0,9 (R2 = 70,59%). Mùa hoa, quả từ tháng 01 đến tháng 5, thời gian hoàn thành chu kỳ sinh sản từ 76 - 112 ngày. Hoa cao điểm từ ngày 14/02 đến ngày 10/4
quả già, chín từ ngày 25/3 đến ngày 9/5. Tái sinh dinh dưỡng bình quân 0,045 chồi/m2
tái sinh hạt bình quân 0,089 cây/m2
hiệu quả thụ tinh bình quân 83,01%, hiệu quả sinh sản bình quân đạt 6,33%. Mật nhân ra hoa ở 4 - 5 tuổi đối với tái sinh hạt và 2 - 3 tuổi đối với tái chồi. Khối lượng hạt tươi trung bình là 41,96 gram/100 hạt, hạt khô là 21,74 gram/100 hạt. Ở cả hai trạng thái hạt đều có kỳ nảy mầm bằng nhau (10 ngày), hạt tươi bắt đầu nảy mầm sớm hơn 2 ngày. Hạt tươi có tỷ lệ nảy mầm 63,64%, hạt khô 38,75%
các loại thích ra rễ có tác động rõ rệt đến các chỉ tiêu, có hiệu quả nhất trong khoảng 25 đến 45 ngày sau khi giảm. Loại thuốc IBA ở nồng độ 0,20% có mức độ ảnh hưởng nhất
cây con Mật nhân trong giai đoạn vườn ươm có mối quan hệ chặt chẽ với cường độ ánh sáng. Cường độ che sáng 25% có sự ảnh hưởng tích cực, rõ rệt nhất đến cây con trong vườn ươm.