Nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn quy hoạch phát triển bền vững rừng trồng nói chung và với 2 loài cây Thông 3 lá và Keo lai nói riêng tại tỉnh Gia Lai. Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm: (i) Xác định các điều kiện lập địa thích hợp: Độ cao (H), độ dốc (V), lượng mưa (M), loại đất (Đ), độ dày tầng đất (D) đối với loại Thông 3 lá, Keo lai
(ii) Đánh giá, cho điểm từng mức độ phù hợp của các yếu tố lập địa đối với loại Thông 3 lá, Keo lai
(iii) Tổng hợp điểm (Tongdiem) của các yếu tố lập địa để xây dựng bản đồ thích hợp theo điều kiện lập địa với cây Thông 3 lá, Keo lai. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy tổng điểm theo điều kiện lập địa: Tongdiem >
16 và Diem_ H # 1và Diem M # 1: Rất thích hợp
13 <
Tong Diem <
16 và Diem_ H # 1 và Diem_M # 1: Thích hợp
6 <
1 Tongdiem <
13 và Diem_ H+1 và Diem_M # 1: Ít thích hợp
Tongdiem <
6 hoặc Diem_ H = 1 hoặc Diem_M = 1: Không thích hợp. Từ kết quả phân loại các điều kiện lập địa đã xây dựng được bản đồ phân vùng điều kiện lập địa thích hợp trồng Thông 3 lá, Keo lai tại các huyện nghiên cứu của tỉnh Gia Lai.