Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và cây có độc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng núi Tam Đảo

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Tâm Hà, Thanh Hòa Mai, Thế Cường Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 615.321 Drugs derived from plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2020

Mô tả vật lý: 39-44

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 395025

 Vùng núi Tam Đảo không chỉ là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài cây thuốc và cây có độc mà còn là khu vực sinh sống của nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số như Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Tày, Nùng, Cao Lan,... Do tác động của con người, nguồn tài nguyên cây thuốc, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc tại đây đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm và thất truyền. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bảo tồn và phát huy tri thức truyền thống của cộng đồng trong việc sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực. Bằng phương pháp điều tra, nghiên cứu thực vật dân tộc học, kết hợp các phương pháp điều tra cây thuốc truyền thống, chúng tôi đã xác định được 253 loài cây thuốc và cây độc được các dân tộc thiểu số ở núi khu vực Tam Đảo sử dụng. Trong số đó, 15 loài được ghi nhận là thực vật bị đe dọa. Cây thuốc điều trị viêm xương khớp là tỷ lệ cao nhất, chiếm 22,09%
  điều trị rối loạn tiêu hóa 21,29%
  điều trị bệnh gan 19,28%
  điều trị bệnh suy thận 14,06%
  và các nhóm khác chiếm 23,27% tổng số loài. Về cách sử dụng, phơi khô và đun sôi trong nước để uống bao gồm 187 loài
  đun sôi trong nước để tắm có 33 loài
  đập, nghiền nát rửa vết thương gồm 22 loài
  12 loài nghiền để uống
  và 9 loài dùng để ngâm rượu để uống hoặc xoa bóp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH