Nông nghiệp là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến mất đa dạng sinh học với các tác động ngày càng mạnh do thay đổi nhu cầu tiêu dùng và bùng nổ dân số toàn cầu. Ngoài ra, do quá trình sử dụng năng lượng, vận chuyển và phát thải khi sản xuất nông nghiệp đã làm khuếch đại các tác động tiêu cực từ chuỗi sản xuất lương thực. Trong bối cảnh giảm thiểu các tác hại của sản xuất nông nghiệp đối với đa dạng sinh học, các nhà khoa học đã cố gắng cân bằng giữa nhu cầu cho sản xuất lương thực và nhu cầu về hệ sinh thái, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Cụ thể, các quan điểm trong quản lý, sử dụng đất đai đã được các nhà khoa học đề cập, bao gồm "tập trung hay phân tán đất đai" nhằm mục tiêu hài hoà giữa sản xuất và đa dạng sinh học. Đồng thời, nghiên cứu nhận định rằng cần có những quan điểm chỉ đạo phù hợp với đặc điểm địa phương, chính sách và hướng dẫn rõ ràng, cần có nguồn tài chính phù hợp từ các nguồn trợ cấp, nguồn đầu tư công, Tóm tắt tiếng anh, Agriculture is the largest cause of biodiversity loss under increasing effects of changing consumer demands and a global population explosion. In addition, the process of using energy, transportation and emissions in agricultural production strenthens negative impacts from the food production chain. In the context of minimizing the disadvantages of agricultural production on biodiversity, scientists have tried to balance the need for food production and ecosystems to ensure the sustainable development. Specifically, the points of view in land management and land use have been mentioned by scientists which include "land sparing or sharing" in order to harmonize production and biodiversity. Moreover, the study found that it is necessary to have suitable opinions to local characteristics, clear policies and guidelines, and appropriate financial resources from capacities, public investment.