Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tác động của du lịch quốc tế đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2019. Sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag - ARDL) kết hợp với phương pháp kiểm định đường bao (Bound test) làm cơ sở xác định tác động dài hạn, sau đó dùng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích tác động ngắn hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa du lịch quốc tế và lượng phát thải CO2 . Du lịch quốc tế có tác động cùng chiều với lượng phát thải CO2 trong dài hạn. Khi lượng khách du lịch quốc tế tăng tác động làm chất lượng môi trường giảm. Ngược lại, trong ngắn hạn lượng khách du lịch quốc tế có tác động ngược chiều với lượng phát thải CO2 , khi lượng khách du lịch quốc tế tăng tác động làm chất lượng môi trường được cải thiện. Hệ số sửa lổi (ECT) là -0,246, sự thay đổi về lượng khách du lịch quốc tế ảnh hưởng đến lượng phát thải CO2 được điều chỉnh giảm 24,6% ở giai đoạn tiếp theo để đạt được trạng thái cân bằng trong dài hạn., Tóm tắt tiếng anh, The objective of the study is to analyze the impact of international tourism on CO2 emissions in Vietnam in the period 1995-2019. The Autoregressive Distributed Lag (ARDL) model is applied, by applying the bound test to determine the cointegration relationship, then using error correction model (ECM) to analyze short-term effects. The findings show that there is a long run relationship exist between international tourism and CO2 emissions in Vietnam. The international tourism has a positive impact on CO2 emissions in the long term. The number increase of international tourists lead to decrease environmental quality. In contrast, in the short term, the number of international tourists has a negative impact on CO2 emissions, the increase in international tourist arrivals lead to improve environmental quality. The coefficient of ECT is -0,246 and statistically meaningful (p <
0.05). This show that changes in international tourist arrivals affecting CO2 emissions are adjusted down 24,6% in the next period to reach long-run equilibrium