Giới thiệu những đặc điểm về cấu trúc và đa dạng của rừng trung bình phân bố trên đất nâu vàng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Bình Châu - Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục tiêu nghiên cứu là xác định danh lục loài cây gỗ, kết cấu, cấu trúc rừng, tái sinh rừng và tính đa dạng loài cây gỗ để làm cơ sở cho quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh vật. Số liệu được thu thập trên 10 ô mẫu điển hình với kích thước 0,2 ha. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổng số loài cây gỗ bắt gặp là 63 loài thuộc 50 chi, 30 họ thực vật khác nhau
trong đó loài Dầu cát chiếm ưu thế (24,6%), những loài cây gỗ đồng ưu thế là sến cát (13,9%), Trâm mốc (5,6%) và Sơn huyết lông (5,3%). Độ ưu thế của 4 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế là 49,4%, 59 loài khác là 50,6%
những họ có độ giàu có về loài cao là Đào lộn hột (Anacardiaceae), Sao Dầu (Dipterocarpaceae), Na (Annonaceae), Măng cụt (Clusiaceae), Đậu (Fabaceae), Sim (Myrtaceae)
mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng của rừng tương ứng 852 cây/ha, 25,4 m2/ha và 125,8 m3/ha
Di 3= 17,2 cm
H = 9,0 m
phân bố phần trăm số cây theo cấp đường kính và chiều cao phù họp vói phân bô' Weibull
tái sinh diễn ra hên tục dưới tán rừng, mật độ tái sinh là 9.304 cây/ha, các cây tái sinh chủ yếu có phẩm chất tốt và có nguồn gốc từ hạt
đa dạng loài cây gỗ nhận giá trị ở mức trung bình
trong đó chỉ số d = 5,28
J' = 0,79
H' = 2,62
V = 0,15
theo chỉ số hiếm (RI), khu vực nghiên cứu bắt gặp 25 loài cây gỗ ở mức độ hiếm, số loài cây gỗ quý hiếm là 11 loài, trong đó cả 11 loài này đều nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 1 loài thuộc Nghị định 06/2019/NĐ - CP (2019) và 8 loài thuộc IUCN (2020).