Thiết kế kênh đo thông lượng nơtron sử dụng buồng ion hóa KNK-3 tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nhị Điền Nguyễn, Văn Kiên Nguyễn, Văn Tài Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 621.48 Nuclear engineering

Thông tin xuất bản: Thông tin Khoa học và Công nghệ Hạt nhân, 2021

Mô tả vật lý: 45298

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 395357

 Kênh đo thông lượng nơtron được thiết kế bao gồm buồng ion hóa (CIC) loại KNK-3 chứa Boron có bù trừ gamma, hoạt động ở chế độ dòng
  bộ biến đổi dòng điện thành tần số (I/F)
  và khối đo và kiểm soát thông lượng nơtron (FPGA-WR). Kênh đo cho phép đo và kiểm soát mật độ thông lượng nơtron từ 1,0x106 đến 1,2x1010 n/cm2.s tương ứng với giá trị công suất lò từ 0,1 đến 120% công suất danh định 500 kW. Khối đo và kiểm soát dùng FPGA Artix-7 và các thuật toán xử lý tín hiệu số để đo đạc và tính toán các giá trị về công suất, chu kỳ của lò phản ứng và hình thành các tín hiệu cảnh báo, sự cố về công suất và chu kỳ. Kênh đo đã được kiểm tra bằng tín hiệu mô phỏng tần số lối vào và sau đó đã được thử nghiệm trên lò phản ứng để so sánh với một kênh đo sử dụng khối đo và kiểm soát thông lượng nơtron BPM-107R của hệ điều khiển ASUZ-14R của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Kết quả so sánh cho thấy, kênh đo thiết kế đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về độ chính xác của các giá trị về công suất và chu kỳ lò phản ứng cũng như đáp ứng tốt về thời gian hình thành các tín hiệu sự cố về công suất và chu kỳ. Vì vậy, kênh đo có thể được sử dụng để thử nghiệm, nghiên cứu và đào tạo và khối đo và kiểm soát FPGA-WR có thể thay thế cho khối BPM-107R ở dải làm việc của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH