Sò mía (Tapes dorsatus) được thu từ tự nhiên ở khu vực ven bờ đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định nhằm khảo sát chu kỳ sinh sản và bố trí thí nghiệm nuôi vỗ thành thục. Kết quả khảo sát chu kỳ sinh sản tự nhiên cho thấy sò mía đạt đỉnh cao về thể trạng và thành thục sinh dục vào tháng 10 đến tháng 2 trong năm. Thực nghiệm theo dõi một số chỉ tiêu thành thục sinh dục sò mía được thực hiện trong 7 đợt,với các loại hình thức nuôi khác nhau: nuôi vỗ trong các rổ nhựa không có cát đáy, nuôi trực tiếp trên nền đáy cát ở bãi triều tự nhiên, có lưới bao quanh
nuôi vỗ trong các rổ nhựa có đáy cát dày 10-15cm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sò được nuôi vỗ trong các rổ nhựa có đáy cát dày 10-15cm cho sinh trưởng khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống cao nhất (các giá trị này đạt lần lượt 51,6g, 49,2mm và 96,5% sau 60 ngày nuôi). Tương tự như vậy, các chỉ số thành thục CI và GI cũng đạt giá trị cao nhất khi sò được nuôi ở nghiệm thức này. Sức sinh sản của sò đạt cao nhất, với 3.537±1.102 trứng/g thịt tươi và 28.339±10.556 trứng/khối lượng tổng khi sò được nuôi trong các rổ nhựa có đáy cát 10-15 cm.