Địa phương trong pháp luật của nhiều nước chính là các vùng, các khu vực được đặt trong mối quan hệ với trung ương Địa phương ở Pháp bao gồm vùng, tỉnh, xã, các lãnh thổ hải ngoại
ở Việt Nam gồm tỉnh, huyện, xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tự quản địa phương là việc địa phương được tự quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của địa phương mình. Vấn đề phân quyền, phân cấp để địa phương được tự quyết, tự chịu trách nhiệm là xu thế phổ biến của nền quản trị quốc gia hiện đại. Ở Việt Nam, bằng hình thức tổ chức nhà nước theo cấu trúc đơn nhất cùng với yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương đang là một bài toán khó. Trao cho địa phương quyền tự quản như thế nào, làm thế nào để địa phương không lợi dụng quyền tự quản để biển thành một "sứ quân" là các vấn đề đang được đặt ra và cần các giải pháp phù hợp. Việc tham khảo, chọn lọc và tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong lĩnh vực này là điều rất cần thiết. Bài viết giới thiệu một số nội dung về thiết chế "địa phương tự quản" của Cộng hòa Pháp và một số gợi ý cho Việt Nam. Bởi vì, lịch sử đã tạo cho hai nước nhiều nét tương đồng về phân chia lãnh thổ cũng như tổ chức chính quyền địa phương.