CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẨY MẠNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phương Hiệp Nguyễn, Thị Thúy Hồng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2024

Mô tả vật lý: tr.331 - 337

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 395496

 Bài viết xác định thực trạng chuyển đổi số giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ đại học. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, định lượng và định tính nhằm phân tích cơ hội và thách thức của chuyển đổi số giáo dục đại học Việt Nam. Kết quả khảo sát với 20 nhà quản lý và 60 giảng viên đến từ 10 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cho thấy chuyển đổi số giáo dục đại học đã mang đến cho Việt Nam những cơ hội như thúc đẩy cải tiến quản lý thông tin
  đổi mới phương thức học tập
  nâng cao chuẩn đầu ra
  thúc đẩy nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra những thách thức giáo dục đại học Việt Nam phải đối mặt như thiếu hệ thống chính sách quản lý cấp quốc gia, hạn chế tích hợp công nghệ số trong quản trị nhà trường, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho công tác chuyển đổi số và sự bất cập trong hạ tầng cơ sở chuyển đổi số. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị về chuyển đổi số giáo dục đại học Việt Nam trên phương diện quản lý nhà nước, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ và phát triển nguồn nhân lực số.The article identifies the current situation of digital transformation in Vietnam’s higher education in the context of promoting university autonomy. The study uses the secondary literature, quantitative and qualitative methods to analyze Vietnam’s opportunities and challenges of higher education’s digital transformation. The survey results with 20 managers and 60 lecturers from 10 Vietnam’s universities show that the digital transformation of higher education has brought Vietnam opportunities such as promoting innovation in management through information and communication technology
  innovating learning methods
  improving output standards and promoting scientific research and international cooperation. In addition, the research results show the challenges faced by Vietnam’s higher education known as the lack of a national-level management policy system, the limited integration of digital technology in administration, the lack of high-quality human resources for digital transformation and inadequacies in digital transformation infrastructure. Based on the research results, the authors propose some recommendations for digital transformation of Vietnam’s higher education in terms of state management, investment in technology infrastructure and development of digital human resources.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH