Nghiên cứu áp dụng công nghệ tái sinh nguội tại chỗ cho tuyến đường Rừng Sác - TP Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: TS. Lê Văn Bách PGS., Võ Hồng Lâm ThS., Trần Hữu Bằng TS.

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Giao thông vận tải 2020

Mô tả vật lý: 36 - 39

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 395554

Cào bóc tái sinh nguội tại chỗ được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Công nghệ cào bóc tái sinh nguội được áp dụng sớm nhất tại Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản với thời gian đã trên 30 năm, điển hình như hãng Hall Brothers (Mỹ), Wirtgen (CHLB Đức), SAKAI (Nhật Bản). Lợi ich của cào bóc tái sinh nguội là giảm được tồn đọng của hệ thống đường bộ cần bảo trì đến 60%. Kết quả cho thấy, mặt đường tái sinh nguội nếu thi công đảm bảo yêu cầu sẽ có tuổi thọ từ 15 - 20 năm. Ở Việt Nam năm 2008, SAKAI (Nhật Bản) đã tiến hành thử nghiệm cào bóc tái sinh nguội tại chỗ theo công nghệ của SAKAI trên đoạn tỉnh lộ 417 (Hà Nội), chất kết dính là xi măng tỷ lệ 4%. Năm 2010, Wirtgen đã tiến hành thí điểm cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng trên các đoạn QL1A, QL22 - TP. Hồ Chí Minh. Năm 2011, Hall Brothers đã tiến hành công tác tái sinh nguội bằng nhũ tương nhựa đường tại đoạn thử nghiệm trên QL1A - Long An [2]. Trong các giải pháp tái sinh nguội nêu trên thì giải pháp thiết kế lớp tái sinh nguội bằng bitum bọt và xi măng mang tính cấp bách trên tuyến đường Rừng Sác (từ km3+300 đến km5+100), phía bên trái tuyến, hướng từ Thành phố đi Cần Giờ hiện nay là tuyến đường đang được khai thác, mật độ phương tiện lưu thông trên tuyến cao nhưng mặt đường bị lão hóa, hư hỏng nặng, do đó không đảm bảo ATGT cho các phương tiện lưu thông. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng công nghệ tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng cho tuyến đường Rừng Sác nêu trên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH