Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên: một nghiên cứu cắt ngang trên thanh thiếu niên Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Hà Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 150 Psychology

Thông tin xuất bản: Tâm lý học 2021

Mô tả vật lý: 79 - 97

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 395668

 Bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học phát trỉến. Dựa trên lý thuyết trạng thái bản sắc của James Marcia, nghiên cứu này bước đầu khám phá trạng thái bản sắc của thanh thiếu niên Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 502 thanh thiếu niên (208 nam và 294 nữ) trong độ tuổi từ 15 - 25 tuổi (độ tuổi trung bình là 19,08
  SD = 3,27). Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua thang đo Trạng thái bản sắc của Bennion và Adams (1986). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phân bố trạng thái bản sắc ở mẫu nghiên cứu tập trung vào "bản sắc tạm hoãn ", kế đó là "bán sắc mơ hồ ", "bản sắc được trao cho" và "bản sắc đạt được" chiếm tỷ lệ nhỏ. Các trạng thái bản sắc được mô tả rõ nét thông qua dữ liệu phỏng vấn sâu. Bên cạnh đó, xu hướng tiến triển của các trạng thái bản sắc theo độ tuổi được chỉ ra, đồng thời khác biệt về giới tính được tìm thấy trên trạng thái bản sắc mối quan hệ. Các so sánh và bàn luận liên quan đến bối cảnh văn hóa cũng như một số hạn chế của nghiên cứu được thảo luận trong bài viết., Tóm tắt tiếng anh, Personal identity of adolescent is an issue that has been studied widely in developmental psychology. Based on James Marcia's identity status paradigm, the aim of the study is to examine Vietnamese adolescents' identity status. Participants consisted of 502 adolescents (208 male and 294 female) and their age was between 15-25 years old (Mage = 19,08
  SDage= 3,27). The Extended Objective Measure of Ego Identity Status (EOM EIS-2
  Bennion & Adams, 1986) was used to collect data. Results showed that the identity status distribution in the research sample focuses on moratorium identity, followed by diffused identity, meanwhile for closure identity and achieved identity took a small proportion. Identity statuses are described in detail through in-depth interview data. Besides, the developmental patterns of change in identity status are shown, while gender differences are found on interpersonal identity status. Comparisons and discussions regarding cultural contexts as well as some limitations ofthe study are discussed.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH