Thanh FRP (Fiber reinforced polymer) và GFRP (Glass Fiber reinforced polymer) là những vật liệu tiên tiến với sự kết hợp các sợi có độ bền và độ cứng cao (sợi thủy tinh, carbon, aramid) với các polymer có trọng lượng nhẹ, có khả năng chống lại tác động xấu từ môi trường (polyester, vinylester và nhựa epoxy). Nó được cấu tạo từ các thành phần cốt nhằm đảm bảo có được tính cơ học cần thiết và vật liệu nền đảm bảo cho các thành phần cốt liên kết và làm việc hài hòa với nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã thực hiện nhằm phân tích, đánh giá ứng xử của dầm sử dụng cốt thanh FRP, GFRP như nghiên cứu của Yost JR và cộng sự năm 2001, 2002 [1, 2], nghiên cứu thực nghiệm của Iman Chitsazan và cộng sự năm 1997 [3] ứng xử chịu uốn, sự hình thành và phát triển vết nứt, ảnh hưởng của cường độ bê tông, thay đổi kích thước hình học của cấu kiện đều gây ra các ứng xử tương tự như với dầm bê tông sử dụng thanh cốt thép. Từ kết quả thí nghiệm, nhóm tác giả kiến nghị hệ số pb theo ACI 440 [4] nên điều chỉnh bằng 0,65 phù hợp hơn với kết quả thí nghiệm. Với những ưu điểm trên thì vật liệu thanh FRP, GFRP hứa hẹn sẽ là sự thay thế phù hợp cho cốt thép trong tương lai, vì vậy ngoài thí nghiệm việc tiếp tục nghiên cứu mô phỏng, đánh giá để làm rõ các ứng xử của kết cấu sử dụng thanh GFRP là cần thiết, bài báo tập trung mô phỏng đánh giá ứng xử của kết cấu dầm bê tông sử dụng thanh polymer cốt sợi thủy tinh (GFRP-Glass Fiber Reinforced Polymer) dưới tác dụng của tải trọng tính thông qua các mẫu dầm sử dụng cốt chịu kéo là thanh GFRP và kết hợp một số mẫu bố trí cốt thép thường chịu kéo được sử dụng trong thí nghiệm để so sánh. Từ kết quả thí nghiệm và mô phỏng đưa ra khuyến nghị cho việc lựa chọn, hoàn thiện thiết kế cấu kiện chịu uốn sử dụng thanh polymer cốt sợi thủy tinh (GFRP)., Tóm tắt tiếng anh, Fiber reinforced polymer bar is an advanced material with a combination of highstrength and stiffness fibers (glass fiber, carbon, aramid) with lightweight polymers that are resistant to impact of the environment (polyester, vinylester and epoxy resin). It is established of core elements to ensure the necessary mechanical properties and resin to ensure that the core elements to work together constantly. In recent years, many theoretical and experimental researches have been carried out to analyze and evaluate the behavior of beams using FRP and GFRP bars such as the study of Yost JR et al in 2001, 2002 [1, 2], experimental research by Iman Chitsazan et al in 1997 [3] flexural behavior, crack formation and development, influence of concrete strength, change in geometric dimensions of the member all cause behave similarly to concrete beams using rebar. From the experimental results, the authors suggest that the coefficient pb according to ACI 440 [4] should be adjusted by 0.65 to be more suitable with the experimental results. With the above advantages, FRP, GFRP material promises to be a suitable replacement for steel bars in the future, so it is necessary to continue testing, simulation, and evaluation to determine the applications of the structure that using the GFRP bar is needed. This article focuses on evaluating the application of concrete structures using GFRP bars under the effect of static loads through samples. From the test and simulations results, recommendatios are made for the selection and completion of the structural design that using glass fiber reinforced polymer (GFRP) bars.