Điện gió - Tiềm năng đóng góp trung hòa các bon cho Việt Nam vào năm 2050

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Toán Dư

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường 2022

Mô tả vật lý: 54-55

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 395754

 Tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu (COP 26) tổ chức vào tháng 11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh đã nêu mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5o C. Mục tiêu này có thể khó đạt được khi Trái đất vốn đã nóng lên 1,1o C, tăng đến 0,2o C mỗi thập kỷ. Việc giữ lựa chọn duy trì ở mức dưới 1,5o C cho thấy các quốc gia tham gia Hiệp định đều đồng ý rằng, vấn đề hiện tại không chỉ quan trọng mà còn khẩn cấp. Các quốc gia đã thống nhất trong Điều 28 của Hiệp ước Khí hậu Glasgow, văn bản chính trị chính do Hội nghị đề ra, để đưa ra các tham vọng lớn hơn vào thời điểm diễn ra Hội nghị lần tiếp theo vào năm 2022, thay vì chờ đến năm 2025. Đây là một động thái chính trị nhằm vào 40 quốc gia không nộp đúng hạn bản cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và những quốc gia đã nộp nhưng không tăng cường mức độ các tham vọng. Điều 32 Hiệp ước Khí hậu Glasgow kêu gọi các bên liên quan chuẩn bị các chiến lược chuyển đổi từ phát thải dài hạn nồng độ thấp khí sang phát thải ròng bằng 0 tại thời điểm trước, hoặc khoảng giữa thế kỷ và chiến lược này cần phải hoàn thiện vào tháng 11/2022. Về vấn đề tài chính khí hậu, Điều 44 của Hiệp ước quy định, mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm của các bên (là các nước phát triển) vào năm 2020 đã không đạt được. Hiệp ước cũng yêu cầu các quốc gia phát triển tăng mạnh nguồn tài chính cho phù hợp với tình hình, đồng thời, xem xét gấp đôi kinh phí. Hội nghị Glasgow cũng là dịp để hoàn thành các cuộc đàm phán về cơ chế hợp tác quốc tế. Các thảo luận về Điều 6.2 trong Thỏa thuận Paris đặt ra các quy tắc nhằm tránh việc gian dối trong tính lượng phát thải khi liên kết vào Hệ thống Giao dịch Phát thải (Emission Trading Systems), hoặc thanh toán bù trừ trên thị trường các bon tự nguyện quốc tế để không phải trả cho lượng phát thải quá mức cam kết của mình. Khung điều lệ trên vẫn có thể áp dụng dù còn thiếu sót cần cải thiện. Trước khi diễn ra COP 26, một số nước đã có cam kết phát thải ròng các bon bằng 0 như Uruguay, Na Uy sẽ hoàn thành vào năm 2030
  Phần Lan năm 2035
  Áo năm 2040
  Thụy Điển năm 2045
  các nước Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Liên Hiệp Anh (UK), Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) năm 2050...
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH