Khủng hoảng hệ thống giải quyết tranh chấp WTO và nhu cầu đổi mới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Lan Trần, Thị Kim Oanh Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 320 Political science (Politics and government)

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công thương 2021

Mô tả vật lý: 135-141

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 395837

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. Đây là diễn đàn về mậu dịch theo hướng tự do hóa thương mại lớn nhất toàn cầu. Sứ mệnh của tổ chức này là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại tự do và công bằng thông qua thiết lập những tiêu chuẩn và quy tắc chi phối các hiệp định thương mại quốc tế, là trung gian hòa giải tranh chấp thương mại, thu hẹp bất đồng. Trải qua 25 năm với những thành tựu nhất định, hiện nay, với sự biến chuyển khó lường của kinh tế thế giới, WTO đang đứng trước nhiều thách thức. Năm 2018 chứng kiến sự thất vọng đỉnh điểm của các nước thành viên với cả 3 chức năng của WTO: tạo ra diễn đàn để đàm phán các hiệp định thương mại, giám sát chính sách thương mại và giải quyết các tranh chấp thương mại. Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trên toàn cầu, sự phức tạp trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị giữa các quốc gia thành viên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới đòi hỏi WT0 không thể duy trì duy nhất một cách vận hành. Nêu không đổi mới, WT0 có thể đi đến nguy cơ bị sụp đổ, thương mại toàn cầu sẽ rơi vào trạng thái bất ổn. Bài viết phân tích vào khủng hoảng của Hệ thống giải quyết tranh chấp, đưa ra thực trạng, nguyên nhân hệ quả của khủng hoảng, đề xuất của các quốc gia cũng như đánh giá tính hiệu quả của các đề xuất đó., Tóm tắt tiếng anh, The World Trade Organization (WTO) officially commenced operations on January 1, 1995. The WTO is the leading international economic organization on trade liberalization in the world. It deals with the global rules of trade between nations and its main function is to ensure that global trade flows smoothly, predictably and freely as possible. Over the past 25 years, the WTO has made a major contribution to the development of the global economy. However, it has faced serious challenges in terms of unilateral measures and countermeasures by some members. The rise in protectionism, the changing economic and political relations among member states and the strong development of the global economy have required the WTO to change its operational mechanism. The paper analyzes the WTO's problems in its dispute settlement system and evaluates the effectiveness of recommendations proposed by the member countries.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH