Dựa trên số liệu khảo sát của Đề tài độc lập cấp Quốc gia "Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ và hỗ trợ một số nhóm phụ nữ đặc thù" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 2021 tại 8 tỉnh/thành của Việt Nam, bài viết phân tích thực trạng hỗ trợ phụ nữ di cư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở hai khía cạnh hỗ trợ phụ nữ di cư tiếp cận các kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống, nghề nghiệp và hỗ trợ con của phụ nữ di cư tiếp cận giáo dục. Kết quả phân tích cho thấy, các cơ quan, tố chức đoàn thể đã có những hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ nữ di cư nhưng sự tham gia của họ còn ít. Hội Phụ nữ đã thể hiện được vai trò nổi bật so với các tổ chức đoàn thể khác trong việc hỗ trợ phụ nữ di cư nâng cao kiến thức, kỹ năng qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn. Bên cạnh đó, trẻ em trong các gia đình di cư chủ yếu theo học tại các trường công lập, nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp. Học phí và các khoản đóng góp quá cao, không có tiền đầu tư cho con học và khó khăn trong thủ tục liên quan đến hộ khẩu, nơi tạm trú để xin học là hai khó khăn đáng chú ý của một bộ phận phụ nữ di cư1., Tóm tắt tiếng anh, Based on the survey data of the independent state-level research "Theoretical and practical basis to propose solutions to protect and support some specific groups of women" conducted by the Vietnam Women's Union in 2021, this article analyzes the current situation ofsupporting migrant women in education and training field with two aspects: i) The support of migrant women in accessing knowledge and skills of organizing life and career
ii) Supporting children of migrant women to access education. The analysis results show that, state agencies and organizations havecarried out propaganda and awareness raising activities for migrant women, but thefr participation is low. The Vietnam Women's Union has shown a prominent role compared to other political and social organizations in supporting migrant women to improve their knowledge and skills through propaganda and training activities. In addition, children from migrant families mainly attend public schools, but this percentage is still low. Tuition fees and contributions are too high. There is no money to invest in children's education. There are difficulties in procedures related to household registration and temporary residence to apply for school.