Một trong những đặc điểm của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số người cao tuổi ở những độ tuổi cao hơn. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ đối với nhóm người cao tuổi này. Bài viết này tập trung vào hoạt động hỗ trợ phụ nữ cao tuổi trong hoạt động tập huấn, giáo dục và đào tạo tại địa phương. Bài viết sử dụng số liệu của Đề tài độc lập cấp Quốc gia "Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ và hỗ trợ một số nhóm phụ nữ đặc thù" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện năm 2021. Mau nghiên cứu gồm 792 phụ nữ cao tuổi ở 5 tỉnh/thành: Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Trị. thành phố Hồ Chí Minh và Trà Vinh. Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động này không cao và khác nhau theo độ tuổi, khu vực cư trú, tình trạng sức khỏe, tình trạng học vấn, dân tộc và tôn giáo, và việc họ có là thành viên của các hội/nhóm/tổ chức đoàn thể hay không. Các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ cao tuổi bao gồm sức khỏe, nghề nghiệp và việc họ có phải là thành viên của các hội/nhóm/tổ chức đoàn thể hay không. Kết quả nghiên cứu gợi ý một số các khuyến nghị về việc thực hiện các chương trình tập huấn, giáo dục và đào tạo hiệu quả hơn nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người cao tuổi nói chung và phụ nữ cao tuổi nói riêng1., Tóm tắt tiếng anh, One ofthe main characteristics of ageing population process in Vietnam is the higher percent of female elderly in the older age groups. This sets out multiple issues related to the protection, care and support for this group of elderly. This paper aims at examining supportive activities to female elderly in training and education in local areas. The paper uses data from the independent state-level research "Theoretical and practical basis to propose solutions to protect and support some specific groups of women" conducted by the Vietnam Women's Union in 2021. The sample used in this paper including 792 female elderly from 5 provinces/cities including Lao Cai, Quang Ninh, Quang Tri, Ho Chi Minh city and Tra Vinh. The results indicate a low percentage of female elderly participating in those activities and there are differences in terms of age, areas of residences, health status, occupation, and whether they are members of an organization/group. Based on the results, the paper proposes some recommendations on implementing training and education programs more effectively to promote the roles of older people in general and female elderly in particular.