Bảo vệ thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Thịnh Nguyễn, Thị Vân Quỳnh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Thương mại , 2022

Mô tả vật lý: 45365

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 396100

 Sản phẩm chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là sản phẩm cộng đồng, gắn liền đồng thời với nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong một khu vực địa lý nhất định và có danh tiếng trên thị trường, vấn đề bảo vệ danh tiếng, uy tín cho những sản phẩm chỉ dẫn địa lý không đơn giản như trường hợp sản phẩm của từng doanh nghiệp cụ thể. Bài viết đưa ra tiếp cận rộng về bảo vệ thương hiệu sản phẩm CDĐL và phân tích thực trạng trên nhiều khía cạnh từ quản lý nhà nước đến các hoạt động chống xâm phạm thương hiệu từ bên ngoài và chống sa sút thương hiệu từ bên trong của các chủ thể. Phương Pháp nghiên cứu định tính được sử dụng với những nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua phỏng vấn 30 cơ sở sản xuất trong khu vực CDĐL (Chè Shan tuyết Mộc Châu, Vải thiều Thanh Hà và Chè Tân Cương) và khảo sát 210 khách hàng, 245 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ liên quan đến vấn đề CDĐL và bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ. Những hạn chế chủ yếu được phát hiện là (1) công tác quản lý CDĐL chưa nhất quán, chưa hiệu quả
  (2) chưa có sự kết nối giữa các cơ sở sản xuất và thiếu sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ thương hiệu
  (3) tình trạng xâm phạm thương hiệu vẫn khá phổ biến và chưa có được những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Bài viết đã đề xuất một số gợi ý tăng cường bảo vệ thương hiệu sản phẩm CDĐL., Tóm tắt tiếng anh, Geographical indication (GI) products are community products, associated with many production and business facilities in a certain geographical area and well-known reputation in the market. The issue of protecting the reputation for geographical indication products is not as straight-forward as the case of products in each specific enterprise. The article introduced a broad perspective on the brand protection of GI products and analyzed the current situation in many aspects from government management to brand anti-violating activities from the outside and brand anti-deterioration from the inside. Qualitative research method was used with secondary and primary data through the interviews with 30 production facilities in the GI area (Moc Chau Shan Tuyet Tea, Thanh Ha Lychee and Tan Cuong Tea) and the surveys of 210 customers, 245 SMEs related to GI issues and the protection of intellectual property. The main weakness were found (1) the management of GIs is incompatible and ineffective
  (2) there are no connections between production facilities and no attentions to brand protection
  (3) brand infringement is utterly popular and does not have any effective prevention plannings. The article proposed some suggestions to strengthen the brand protection of GI products.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH