Phân tích thực trạng đăng ký thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2009-2019

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hải Yến Nguyễn, Huế Ngân Thái

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

Mô tả vật lý: 50-69

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 396163

Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có ngành dược mới nổi (Pharmerging) theo phân loại của tổ chức IMS Health từ năm 2008. Để pháp huy được tiềm năng cần phải nắm rõ về tình hình thuốc được đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này chưa phổ biến, thiếu tính cập nhật, chưa thể hiện được sự thay đổi liên tục qua thời gian dài. Do đó, nghiên cứu được thực hiện với mong muốn mang đến cái nhìn tổng quát về thực trạng đăng ký thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2009-2019. Phân loại "Thuốc" theo định nghĩa Luật Dược số 105/2016/QH13. Thuốc hóa dược, sinh phẩm phân thành 27 nhóm theo mã ATC dựa trên thông tư 30/2018/TT-BYT và Vaccine. 19 nhóm dạng bào chế phân theo Dược điển Việt Nam V. Giai đoạn 2009-2019, Việt Nam có 45.801 số đăng ký thuốc được cấp. Trong đó, thuốc trong nước với 28.388 số (62%). Ấn Độ và Hàn Quốc là 2 quốc gia có số lượng số đăng ký nhiều nhất, chiếm lần lượt 33,9% và 17,3%. Thuốc hóa dược là thuốc trọng tâm được đăng ký với 42.245 số (92,2%). Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn được đăng ký nhiều nhất với 27,1%. Đường uống và đường tiêm, tiêm truyền là 2 dạng đường dùng chủ đạo, trong đó viên nén là dạng bào chế đăng ký nhiều nhất chiếm 46,4%. Paracetamol là hoạt chất đăng ký nhiều nhất với tổng 2262 số đăng ký. Thuốc sản xuất trong nước về cơ bản đã phần nào đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân, nhưng vẫn còn sự mất cân đối giữa các nhóm dược lý và hoạt chất được đăng ký. Các doanh nghiệp Dược trong nước cần tăng cường đầu tư, nghiên cứu các hoạt chất, nhóm thuốc có ít số đăng ký.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH