Tây Nguyên bao trùm toàn bộ hệ thống cao nguyên rộng lớn nằm ở phía tây miền Nam Trung Bộ, ranh giới gần trùng với địa giới hành chính của 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên bằng 54.473,79 km2. Lượng mưa trung bình toàn vùng là 84,,8193,97 tỷ m3/năm, tạo nên lượng dòng chảy mặt trong các hệ thống sông Xê Xan, Xrêpôk, Ba và sông Đồng Nai khoảng 46-49 tỷ m3/năm và dòng ngầm khoảng 6,61 tỷ m3/năm. Dòng chảy mùa kiệt chỉ xấp xỉ 1/10 dòng chảy trung bình năm. Sự phân bố nước không đồng đều trong năm giải thích tại sao đối với đối với một địa bàn như Tây Nguyên về mùa mưa thì mưa nhiều, đến nỗi gây ngập lụt chẳng những ở vùng đồng bằng hạ lưu mà cả ở thượng lưu, nhưng vào mùa khô lại diễn ra hạn hán, nước chưa được khai thác bao nhiêu đã cạn kiệt. Để xóa bỏ nghịch lý này, các tác giả đề xuất giải pháp điều tiết nước giữa mùa mưa và mùa khô, bằng cách mạp nước mặt dư thừa trong mùa mưa vào lòng đất để đến mùa khô thì khai thác sử dụng. Giải pháp đó là xây dựng các hồ đập lưu trữ nước mưa và thu hồi phần thoát của nước dưới đất: thu gom nước mưa từ mái nhà đưa vào lòng đất qua các giếng khoan. Bài báo cũng giới thiệu công trình thử nghiệm phương pháp được các tác giả thực hiện tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.